Oto Truong Hai
Truong Hai
Trường Hải 2
Nhà ga T2- Sân bay quốc tế Nội Bài

Nhà ga T2- Sân bay quốc tế Nội Bài

Sân bay quốc tế Nội Bài (IATAHANICAOVVNB, tên giao dịch chính thức: Cảng hàng không quốc tế Nội Bàitiếng AnhNoi Bai International Airport) là cảng hàng không quốc tế phục vụ chính cho Thủ đô Hà Nội và vùng lân cận, thay thế cho sân bay Gia Lâm cũ. Sân bay Nội Bài là trung tâm hoạt động chính cho Vietnam AirlinesVietJet AirPacific Airlines, và trước kia có Indochina AirlinesAir Mekong.

Sân bay quốc tế Nội Bài thuộc huyện Sóc Sơn, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 35 km theo tuyến đường bộ về phía Tây Bắc. Khoảng cách này đã được rút ngắn còn lại 27 km khi cầu Nhật Tân và tuyến đường nối đầu cầu này với Nội Bài hoàn thành trong năm 2015, ngoài ra còn có thể đi theo quốc lộ 3 dẫn từ cầu Chương Dương đến ngã 3 giao cắt với quốc lộ 2 để vào sân bay.[2] Sân bay quốc tế Nội Bài còn nằm gần các thành phố như Vĩnh YênBắc Ninh và Thái Nguyên.

Nhà ga hành khách T1 do chính các kiến trúc sư Việt Nam thiết kế, mang đậm bản sắc dân tộc, như một cổng trời chào đón khách thập phương đến với Thủ đô và được đánh giá cao về mặt thẩm mĩ, từng đạt giải nhất kiến trúc Việt Nam, tuy trong thực tế xây dựng chỉ thực hiện được một phần của dự án. Nhà ga hành khách T2 do Nhật Bản thiết kế và thi công, với nguồn vốn xây dựng từ ODA Nhật Bản, được khánh thành vào đầu năm 2015. Sân bay có 2 tháp chỉ huy, trong đó có 1 tháp cao 90 mét. Đây là tháp chỉ huy không lưu cao nhất Đông Dương. Hiện tại đây là Sân bay lớn nhất Việt Nam về diện tích và công suất phục vụ tối đa. Về lưu lượng hành khách thì vẫn sau sân bay Tân Sơn Nhất.

Sân bay do Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV), một cơ quan của Bộ Giao thông Vận tải, quản lý.

Tiêu chuẩn kỹ thuật

Ngày 15 tháng 9 năm 2005, sân bay quốc tế Nội Bài đã được tổ chức TÜV NORD CERT (Đức) trao chứng chỉ ISO 9001:2000.

Năng lực

Đường cất hạ cánh

Sân bay có hai đường băng để cất cánh và hạ cánh cách nhau 250m và tàu bay không thể cất hạ cánh cùng một thời điểm trên cả hai đường băng: đường 1A dài 3.200 m, đường 1B dài 3.800 m. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (tên viết tắt bằng tiếng Anh là ICAO), công suất tối đa của đường hạ - cất cánh sân bay Nội Bài hiện tại chỉ đạt 10 triệu hành khách/năm.

Nhà ga T1

Khu vực nhà ga T1 có 3 sân đỗ máy bay A1, A2, A3 với tổng diện tích 165.224 m², nhà ga gồm 4 tầng và 1 tầng hầm với tổng diện tích 90.000 m² và công suất khoảng 6 triệu hành khách/năm, được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ hàng không và phi hàng không.

Sân đỗ bao gồm 10 cầu hành khách. Cầu 1, 2, 4, 5, 6, 7, 9 được trang bị ống lồng, còn lại cầu 3, 8, 10 là cầu cứng.

Ngày 29 tháng 12 năm 2013, sân bay Nội Bài chính thức khai trương mở cửa sảnh E nhà ga T1. Nó được kết nối với sảnh A thông qua một hành lang kín kéo dài, giúp giảm tải phần nào cho sân bay. Công trình có 5 cổng đi và 2 cổng đến, diện tích sàn tổng cộng là 23.000 m², với 3 tầng và 1 tầng lửng. Tầng 1 là tầng dành cho khách nội địa đi và đến, là khu vực đảo trả hành lý, cũng là nơi chuyển hành lý đi. Tầng 2 là khu nội địa, check-in, dịch vụ, phòng khách VIP. Tầng 3 là khu văn phòng kỹ thuật. Sảnh E trang bị 38 quầy làm thủ tục cho khách và có hệ thống an ninh hiện đại, tinh vi. Jestar Pacific Airlines là hãng đầu tiên khai thác với 18 chuyến/ngày. Trong tương lai, sảnh E sẽ được kết nối với nhà ga T2.

Nhà ga T2

Quang cảnh bãi đỗ máy bay và cầu ra máy bay của nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài.

Ngày 4 tháng 1 năm 2015, Bộ Giao thông vận tải đã khánh thành Nhà ga hành khách T2 – Cảng HKQT Nội Bài. Nhà ga T2 gồm 4 tầng với diện tích mặt bằng khoảng 139.000 m², với tổng mức đầu tư gần 18.000 tỷ đồng (sau 3 năm xây dựng 04/12/2011–04/01/2015). Vốn vay ODA của Nhật Bản, công suất phục vụ 10 triệu hành khách mỗi năm. Ngày cao điểm sẽ phục vụ tới 30.000 hành khách với 230 lượt cất hạ cánh. Nhà ga được thiết kế theo mô hình dạng cánh, hài hòa với thiên nhiên, tận dụng tối đa ánh sáng thiên nhiên để tiết kiệm năng lượng, sẽ được đầu tư theo hướng hiện đại với trang thiết bị hoàn toàn đủ tiêu chuẩn quốc tế.[3]

Lưu lượng hành khách

Năm 2008, sân bay này đã phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách và dự kiến đạt 20 triệu lượt hành khách vào năm 2025.[3] Năm 2010, Nội Bài đã phục vụ 9,5 triệu lượt hành khách, trung bình mỗi ngày có 230 lượt chuyến cất hạ cánh, so với mức 370 lượt chuyến mỗi ngày của sân bay Tân Sơn Nhất.[3] Tuy nhiên, đến năm 2016, sân bay Nội Bài đã phục vụ 20 triệu lượt hành khách, và sẽ quá tải trong ba năm nữa.

Kế hoạch mở rộng

Cùng với đó, Chính phủ cũng đang lên kế hoạch mở rộng nhà ga T1 và T2 trước năm 2020, đồng thời xem xét để xây dựng thêm nhà ga T3 và T4 sau năm 2020, đưa Nội Bài trở thành một trong những trạm trung chuyển hàng không lớn nhất Đông Nam Á.

Theo quy hoạch chung đến năm 2010, nhà ga T2 có công suất là 10 triệu lượt khách mỗi năm sẽ đi vào hoạt động đưa Sân bay quốc tế Nội Bài đạt công suất 16-25 triệu hành khách năm, (thực tế năm 2016 đã đạt 20 triệu lượt khách); có sân bay dự bị là Sân bay quốc tế Cát Bi (Hải Phòng). Công suất toàn bộ khi nhà ga được nâng cấp sau năm 2025 là 50 triệu lượt khách mỗi năm, sau năm 2050 là 100 triệu lượt khách mỗi năm, trở thành một trong những cửa ngõ trung tâm trong khu vực Đông Nam Á và châu Á

Hoạt động

  • Hiện có 4 hãng hàng không nội địa và 22 hãng hàng không quốc tế đang có đường bay đến sân bay quốc tế Nội Bài, và nhiều hãng hàng không quốc tế cũng đang xem xét mở mạng bay đến đây như Czech Airlines, Jet Airway, Finnair cuối cùng là Air Astana.
  • Phí sân bay cho các chuyến bay quốc tế là 16 USD. Sân bay có hai đường băng song song, trong đó đường băng hướng 11L/29R dài 3.200 m rộng 45m, đường băng 11R/29r dài 3.800m rộng 45m, sân bay có thể phục vụ các chuyến bay của nhiều loại máy bay, thích ứng với cả những loại máy bay thân rộng bay tầm xa như Boeing 747Boeing 777-200/300, Airbus A340-300/500/600, Airbus A330-200/300, Boeing 767McDonnell Douglas MD-11 và máy bay chở khách lớn nhất thế giới là Airbus A380 cho đến những phi cơ tầm trung như Airbus A318/319/320/321, ATR-72., Boeing 787 Dreamliner.