Oto Truong Hai
Truong Hai
Trường Hải 2
Dich Vu Cung Ứng Xi Măng Cho 1 Số Công Trình Lớn

Dich Vu Cung Ứng Xi Măng Cho 1 Số Công Trình Lớn

Lời nó i đầu

Đây được coi như một cuốn sổ tay có thể giúp ích cho mọi người, mọi nhà trong việc xây dựng nhà ở nói riêng và các công trình dân dụng nói chung. Cuốn tài liệu được viết chia làm ba phần.

Phn I - Một số điểm cơ bản về bê tông và vữa trong xây dựng dân dụng. Phần này giới thiệu cơ bản về bê tông và vữa xây trát như: lựa chọn/ kiểm tra nguyên vật liệu, nhào trộn, thi công, bảo dưỡng …như thế nào cho đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình. Mục đích của phần này là tất cả các cấu kiện, hạng mục, có dùng vữa hay bê tông đều được hướng dẫn cách làm tỷ mỷ, đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình.

Phn II- Một số biện pháp làm tăng chất lượng công trình. Đúng như tên gọi một số biện pháp làm tăng chất lượng công trình, cải thiện điều kiện sinh hoạt trong không gian sống như: chống nóng, chống nồm, tạo lớp chống thấm cho mái với các cách làm rất đơn giản, dễ thực hiện, chí phí thấp nhưng đem lại hiệu quả thiết thực, cần thiết cho cuộc sống.

Phn III - Một số sự cố trong thi công nhà dân dụng. Phần này giới thiệu một số sự cố thường xảy ra khi thực hiện không đúng kỹ thuật mà phần I đã giới thiệu như: Đổ bê tông cả sàn mà chỉ có một vài mét vuông có chất lượng kém, rỗng tổ ong, bê tông bị nứt mặt sau khi đổ. Phần này là phản chứng của phần I khi lựa chọn nguyên vật liệu, nhào trộn, thi công, bảo dưỡng không đúng kỹ thuật sẽ xảy ra những hiện tượng gì, sự cố gì, chất lượng công trình ra sao, tức là chúng ta sẽ nhận biết trước những vấn đề sẽ xảy ra nếu làm không đúng kỹ thuật.

Trong quá trình hoàn thiện cuốn này, dù đã rất cố gắng hoàn thành một cách tốt nhất song tác giả vẫn không thể tránh khỏ i những thiếu xót, cần bổ sung để hoàn thiện. Tác giả rất mong nhận được những đóng góp chân thành từ độc giả. Mọi đóng góp xin vui lòng liên lạc vào hòm thư:  ximang.jsc@vnn.vn   ximang.tmx@gmail.com  

I./ MỘT SỐ ĐIỂM CƠ BẢN VỀ BÊ TÔNG VÀ VỮA TRONG XÂY DỰNG DÂN DỤNG

1./ Lựa chọn vật liệu

-  Xi măng

 + Dùng cho việc đổ bê tông móng, cột, mái, dầm…nên dùng các loại như PCB40,         PCB30.Thông thường dùng PCB40 sẽ tốt hơn PCB30.

 + Dùng cho việc xây trát nên dùng các loại như MC25, PCB30.

Lưu ý: Xi măng mua về cần kiểm tra, không dùng các bao bị vón cục hoặc để quá lâu (thời gian sản xuất và chủng loại xi măng có ghi trên vỏ bao).

-  Cát dùng cho bê tông sử dụng cát vàng hạt to, sử dụng cho vữa xây trát dùng cát cát vàng hạt nhỏ cát đen. Cần lưu ý rằng cát cần phải làm sạch, loại bỏ tạp chất.

-  Đá, sỏi. Cũng cần phải làm sạch. Tùy theo chiều dày bê tông mà sử dụng kích cỡ cốt liệu lớn (đá, sỏi) cho hợp lý. Không nên dùng kích cỡ hạt quá to cho cấu kiện mỏng (bê tông sẽ dễ bị thấm nước).

- Nước. Sử dụng loại nước sạch sẽ đảm bảo chất lượng bê tông và vữa. Nước sinh hoạt uống được hoặc nước có độ PH = 6 – 8 đều có thể sử dụng cho bê tông và vữa.

2./ Bê tông

Trước khi đổ bê tông cần kiểm tra lại chất lượng nguyên vật liệu một lần nữa. Đối với bê tông nên trộn bằng máy để đảm bảo chất lượng bê tông cho cấu kiện. Khi trộn cần trộn khô thật đều, sau đó cho nước vào trộn đều đến độ dẻo hợp lý mới đổ bê tông ra. Lưu ý thiết bị vận chuyển bê tông phải kín, tuyệt đối không làm nước, vữa chảy ra.

Mt số điểm cần lưu ý khi đổ bê tông:

- Kiểm tra lại chất lượng nguyên vật liệu, coppha, các thiết bị phụ trợ…trước khi đổ bê tông.

-  Nếu có thể hãy đổ bê tông vào những ngày có thời tiết mát mẻ hay khoảng thời gian có nhiệt độ không quá cao. Trường hợp bắt buộc phải đổ vào lúc có nhiệt độ cao nên có thiết bị che chắn, tránh hiện tượng bê tông bị mất nước nhanh gây nứt cấu kiện.

- Nên trộn bằng máy, trộn thật đều đảm bảo đúng cấp phối, đúng tỷ lệ.

- Lưu ý lượng dùng nước chỉ nên dùng vừa đủ để đảm bảo thi công. Dùng càng nhiều nước càng dễ thi công nhưng khi bê tông đóng rắn lượng nước thừa này sẽ bay lên để lại các lỗ trống khiến cho cấu kiện có thể bị thấm nước, nứt, cường độ bê tông giảm.

- Thời gian đổ bê tông cho cấu kiện càng nhanh càng tốt đặc biệt là đối với các cấu kiện dùng nhiều bê tông như sàn, mái…để đảm bảo cấu kiện không b ị tách lớp nhất là khi đổ bê tông vào khoảng thời gian có nhiệt độ cao.

- Công tác đầm. Tùy theo chiều dày cấu kiện mà đổ bê tông thành một hay nhiều lớp để phục vụ công tác đầm. Đối với cột nên đầm nhiều lớp, dầm, sàn đầm từ 1 đến 3 lớp…Khi đầm chú ý các điểm giao  giữa các  cấu kiện,  các  vị trí  khó đầm…Mặt khác cũng không nên đầm quá kỹ. Mục đích của công tác đầm là làm cho bê tông được tràn đều và đặc chắc trên toàn cấu kiện mà nếu như không đầm thì không đạt được. Lưu ý coppha và lớp lót phải chắc chắn, kín khít không để vữa, nước chảy ra khi đầm

- Cuối cùng là làm phẳng bề mặt cấu kiện như dầm, sàn..và che chắn để tránh mất nước nhanh bề mặt bê tông.

3./ Vữa

- Chất lượng của vữa phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của cát cũng như tỷ lệ xi măng : cát. Vì vậy cần có biện pháp làm sạch cát để đảm bảo chất lượng cho vữa (đặc biệt với cát đen còn lẫn tạp chất sẽ làm giảm chất lượng của vữa rất nhiều). Tùy theo từng công trình mà sử dụng mác vữa cho thích hợp, thông thường với nhà dân mác vữa phổ biến là 75, 100 kg/cm2.

- Cũng như bê tông, vữa cần được trộn thật đều ( trộn khô đều trước sau đó cho thêm nước trộn đến độ dẻo hợp lý). Khi xây trát không nên làm lớp quá dày hoặc quá mỏng, độ dày hợp lý là 5-8 mm/1 lớp vữa. Nếu có thể nên sử dụng cát vàng hạt nhỏ. Lưu ý là khi trát các cấu kiện khó trát hoặc các hạng mục cũ trát lại thì cần làm sạch, tạo nhám, tưới đẫm nước hoặc hồ xi măng sau đó mới trát, như vậy vữa sẽ dễ bám dính hơn, chất lượng công trình được đảm bảo.

- Việc nắm bắt được những vấn đề trên sẽ hạn chế được các sự cố, các hiện tượng như vữa chậm đông kết, trát được nhiều ngày vẫn bở bục, thấm nước, nứt…

Ngun nhân dẫn đến m ột số hiện tượng nêu trên:

- Cát không sạch, có lẫn tạp chất, phù sa (đặc biệt lưu ý đối với cát đen).

- Dùng nước ao, hồ, cống dãnh ô nhiễm, không đảm bảo.

-  Vữa trộn chưa đều, đặc biệt lưu ý khi trộn vữa với cát ẩm. Thời gian gần đây nhiều thợ xây chỉ chú trọng đến việc trộn đều lúc khô mà không trộn đều khi cho thêm nước. Đó là một quan điểm sai lầm, khi trộn vữa cần phải trộn đều cả lúc trộn khô lẫn trộn ướt.

- Vữa trộn quá khô hoặc quá nhiều nước.

- Tường, trần…hút quá nhiều nước mà trước khi trát không tạo ẩm.

- Không tạo nhám, quét hồ dầu đối với các tường cũ trát lại, hoặc các cấu kiện mà

độ bám dính kém, khó trát.

-  Xây trát quá dày hoặc quá mỏng (khi dùng vữa xi măng cát nên để chiều dày lớp vữa là 5-8 mm).

- Vữa trộn xong không dùng ngay.

4./ Bảo dưỡng, tháo dỡ coppha

* Bảo dưỡng

 Đối với bê tông cũng như vữa xây trát sau khi thi công, trong quá trình đóng rắn cần được bảo dưỡng thường xuyên, liên tục.

-  Bảo dưỡng bê tông: Thông thường sau khi thi công bê tông sẽ bắt đầu cứng rắn sau 6-10h tùy theo mác bê tông, nhiệt độ môi trường…Đó là thời điểm cho lần bảo dưỡng đầu tiên, sau đó cứ sau 4-6h cho các lần bảo dưỡng tiếp theo. Thực hiện như vậy cho đến khi bê tông đạt cường độ thiết kế (duy trì thời gian bảo dưỡng càng lâu càng tốt).

Để giảm bớt hiện tượng co ngót, bay hơi nước gây nứt bề mặt cho bê tông, khi thi công đổ bê tông xong ta dải bao tải ẩm hoặc phủ nilon lên trên bề mặt với mục đích ngăn cản sự thoát hơi nước của bê tông. Sau 1-2 ngày khi bê tông đã cứng rắn ta bỏ chúng ra rồi tưới nước hoặc ngâm bê tông trong nước với mục đích vừa bảo dưỡng một cách tốt nhất vừa kiểm tra độ thấm nước của bê tông.

- Bảo dưỡng vữa xây trát: Thông thường vữa xây trát sau khoảng 10-15h thì bắt đầu cứng rắn tùy theo nhiệt độ môi trường, mác vữa (tỷ lệ xi măng:cát)... Đó là thời điểm cho lần bảo dưỡng đầu tiên, sau đó cũng như bảo dưỡng bê tông cứ sau 6-8h bảo dưỡng cho các lần tiếp theo, cho đến khi đạt mác hoặc tối thiểu 7 ngày.

* Tháo dỡ coppha

- Nguyên tắc chung để tháo dỡ coppha là cường độ của cấu kiện phải đạt tối thiểu 75% cường độ thiết kế. Theo đó một cấu kiện đạt cường độ tối thiếu 75% so với cường độ thiết kế là có thể tháo dỡ coppha được,  chứ không phụ thuộc vào thời gian sau bao nhiêu ngày.

- Đối với bê tông thông thường không phụ gia (thường trộn theo tỷ lệ xi măng : cát : đá = 1:2:3) thì thường sau 15 – 20 ngày có thể tháo dỡ coppha. Tất nhiên điều này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chủng loại xi măng, chất lượng cốt liệu, bảo dưỡng…

- Đối với cột, thường thì nhiều người quan niệm cứ đổ bê tông cột sau một ngày là có thể tháo dỡ coppha. Điều đó hoàn toàn không đúng. Ta chỉ có thể tháo dỡ coppha khi cột có đủ độ cứng, điều này phụ thuộc vào loại xi măng, cấp phối, công tác đầm, bảo dưỡng…

II./ MÔT SỐ BIỆN PHÁP LÀM TĂNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH

1./ Tạo lớp chống thấm cho mái

- Nguyên lý của biện pháp chống thấm là tạo ra các lớp chống thấm tầng tầng lớp lớp, lớp nọ bảo vệ, hỗ trợ lớp kia

- Đối với công trình đang xây dựng. Khi đổ mái xong đợi cho bê tông se mặt ta quét lớp hồ xi măng lên đều toàn bộ mái, sau đó trộn xi măng (nên dùng PCB) với cát mịn sạch với tỷ lệ 1: 1 hoặc 1:1,5 với chiều dày khoảng 2 cm. Sau đó khi lớp vữa bắt đầu cứng ta quét tiếp một lớp hồ xi măng lên bề mặt và tạo bóng bề mặt. Cũng có thể sử dụng phụ gia chống thấm sẽ cho khả năng chống thấm tốt hơn. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phụ gia chống thấm của các hãng như: Sika (s ika latex), basf ( masterflex 472)… Khi dùng phụ gia với hàm lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất sẽ cho mái có độ chống thấm tốt hơn nhưng giá thành sẽ tăng. Lưu ý: nếu có thể hãy thi công vào những khoảng thời gian có nhiệt độ không quá cao và vẫn bảo dưỡng bình thường như bảo dưỡng vữa xây trát đã giới thiệu ở phần trên.

- Ngoài phương pháp trên thì còn có phương pháp được sử dụng khá phố biến hiện nay đó là phương pháp thẩm thấu tức là pha loãng xi măng vào trong nước để ngâm chống thấm sàn. Với phương pháp này sau khi tháo nước thường để lại trên bề mặt sàn mái một lớp bụi

2./ Các biện pháp chống nóng cho nhà

Khí nóng truyền vào nhà qua nhiều đường như: mái, tường, cửa. Trong đó mái nhà ảnh hưởng lớn nhất. Nếu mái nhà là bê tông thì dù có dày bao nhiêu nữa cũng không đủ để chống nóng cho nhà (khi làm mái dày lại liên quan đến kinh tế và kết cấu công trình). Vậy làm sao để chống nóng cho nhà? Để chống nóng cho mái nhà ta có nhiều cách. Song, trước hết ta cần hiểu nguyên tắc chống nóng cho mái nhà là tạo một lớp cách nhiệt thông thoáng, tức là giữa hai mái (trần nhà và lớp chống nóng) cần tạo sự thông thoáng cho khí bốc lên thoát ra giúp cho nhà không bị om nhiệt. Sau đây là một vài cách chống nóng cho mái nhà bê tông :

- Trồng rau, trồng cây xanh trong thùng xốp, chậu…

- Làm giàn cây, giàn hoa.

- Làm mái tôn, proximang… Lưu ý về chiều cao và độ thông thoáng.

- Làm hồ nước với chiều cao lớn hơn 40 cm. Lưu ý về kết cấu và chống thấm.

- Làm trần thạch cao. Cần lưu ý về độ thông thoáng giữa lớp thạch cao và mái.

-  Xây gạch rỗng trên mái, nên chọn loại bốn lỗ trở lên. Cũng có thể kết hợp với phương án trồng rau, hoa. Ngoài ra để tăng tính thẩm mỹ có thể lát gạch loại lát sân (30x30, 40x40 cm) lên trên. Trong trường hợp này thì lớp gạch lỗ rỗng bên dưới không cần xây liền mà nên xây theo hàng, theo nhóm giúp tăng khả năng chống nóng và giảm trọng lượng đè lên mái.

- Đối với mái tôn, pro…có thể làm trần nhựa, xốp. Cần lưu ý về độ thông thoáng giữa hai lớp mái và lớp nhựa.

- Để chống nóng cho tường nếu không có cây xanh xung quanh thì hãy xây tường dày kết hợp với lớp cách nhiệt ở giữa như mút, xốp, tấm cách nhiệt

- Đối với cửa đặc biệt là cửa kính tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng có thể làm loại cửa kính hai lớp kết hợp với hệ thống rèm.

3./ Chống nồm

- Đối với khu vực phía bắc về mùa xuân thường xảy ra hiện tượng nồm rất khó chịu. Tổng thời gian những ngày b ị nồm dao động khoảng từ 10-30 ngày. Trước hết ta cần hiểu hiện tượng nồm này xảy ra khi nào để có những biện pháp khắc phục hiệu quả. Hiện tượng nồm xảy ra gồm hai nguyên nhân đồng thời d iễn ra là: thứ nhất độ ẩm không khí cao đạt xấp xỉ độ ẩm bão hòa (trên 90%), thứ hai là nhiệt độ không khí ngoài trời cao lùa vào phòng làm nhiệt độ không khí trong phòng lớn hơn nhiệt độ của nền nhà, tường nhà, đồ đạc trong nhà (chỗ nào có nhiệt độ bằng hoặc lớn hơn nhiệt độ không khí sẽ không bị nồm). Thông thường thì nền nhà nồm nặng nhất bởi nền nhà thường có nhiệt độ thấp nhất. Sau đây là các bước làm nền để chống nồm cho nền nhà:

- Đổ đất (hoặc cát, xỉ) rồi đầm chặt và phẳng (tùy theo từng cốt nhà mà chúng ta tính

toán lượng vật liệu đổ vào đến đâu);

- Rải cát vàng 35-45 cm;

- Rải xỉ than 25-30 cm, có bổ sung cát vàng;

- Đầm đều;

- Tưới đẫm nước;

- Rải lớp xi măng-cát vàng khô 2 cm theo tỷ lệ như vữa xây (1:3 hoặc 1:4);

- Lót vữa càng mỏng càng tốt 1.5cm (sử dụng cát đen sạch theo tỷ lệ 1:2) hoặc dùng keo dán.

-  Lát gạch, chọn loại gạch mỏng khoảng 7mm.

Ngoài ra cần lưu ý là đóng kín cửa, hạn chế không khí có độ ẩm cao bay vào nhà. Càng lên các tầng cao thì hiện tượng nồm càng giảm. Khi các phòng bị nồm ta có thể dùng đ iều hòa hoặc bất kỳ thiết bị nào làm nóng không khí trong phòng hoặc tách bớt hơi nước trong phòng là có thể chống được nồm.

III./ MỘT SỐ SỰ CỐ VỀ BÊ TÔNG TRONG THI CÔNG, BẢO DƯỠNG.

1./ Đổ bê tông cả sàn chỉ có một vài mét vuông  bê tông có chất lượng kém (chậm đông kết, bở bục…)

Ngun nhân:

- Có thể nằm ở vị trí đi lại nhiều (gần vị trí lên xuống cầu thang);

- Nằm ở vị trí vận chuyển bê tông, vật liệu lên. Trong quá trình vận chuyển bị rơi vãi, bỏ sót không đầm;

- Do đầm quá kỹ để các hạt nhẹ nổi lên bề mặt. Đây là hiện tượng phân tầng. Chiều dày lớp bê tông kém chất lượng này phụ thuộc vào công tác đầm và lượng dùng nước trong bê tông. Càng nhiều nước các hạt nhẹ nổi lên càng nhiều;

- Có thể do dùng phụ gia hoặc trong lúc thi công đổ nước chanh đường …hoặc các chất làm chậm quá trình đóng rắn của bê tông;

- Vị trí bê tông yếu bị lẫn quá nhiều nước;

- Cát quá mịn hay cốt liệu lẫn nhiều tạp chất;

- Bị lẫn nhiều mẻ bê tông;

- Bê tông bị mất nước do bảo dưỡng không tốt hoặc copha không giữ được nước xi măng;

- Bê tông trộn ra để lâu mới dùng.

2./ Rỗng tổ ong

Là hiện tượng cốt liệu lớn (đá, sỏi) xuất hiện nhiều trên bề mặt kèm theo nhiều lỗ rỗng

Ngun nhân:

- Do công tác đầm kém, bê tông bị phân tầng trong quá trình đổ;

- Do thiếu cốt liệu mịn;

- Vữa bị chảy ra ngoài do ván khuôn chưa khít chặt.

Lưu ý: Nếu phần rỗng này chỉ xảy ra ở bề mặt có thể xử lý bằng cách làm vữa với cho vào còn nếu xảy ra xuyên suốt kết cấu thì cần loại bỏ và thay thế

3./ Bê tông bị trắng mặt

Là hiện tượng xuất hiện lớp bụi bột trên bề mặt bê tông dễ dàng dính vào tay khi chạm vào

Ngun nhân:

-   Bê tông bị phân tầng, tách lớp trong quá trình đầm;

-   Hoàn thiện bề mặt quá sớm, trước khi se mặt hoặc hoàn thiện dưới trời mưa;

-   Bảo dưỡng không đúng, bề mặt bị khô quá nhanh;

-   Bản thân bê tông yếu, cường độ thấp, chịu mài mòn kém.

4./ Bê tông bị nứt mặt sau khi đổ

Là hiện tượng các vết nứt nhỏ xuất hiện trên bề mặt vài giờ sau khi đổ

Ngun nhân: Do bề mặt bê tông bị khô nhanh gây co ngót.

KẾT LUẬN

Với mong muốn nâng cao tính cạnh tranh và quảng bá thương hiệu Vicem Bút Sơn trên thị trường, nhóm nghiên cứu cuốn tài liệu này tin tưởng rằng việc chăm sóc khách hàng ngày càng tốt hơn. Cuốn tài liệu này sẽ như cuốn cẩm nang cho cán bộ làm công tác thị trường, dịch vụ kỹ thuật đi tư vấn cho khách hàng và các hộ gia đình có các giải pháp phòng ngừa phù hợp, kịp thời nhằm giảm thiểu các rủi ro có thể có ảnh hưởng đến chất lượng công trình.