Oto Truong Hai
Truong Hai
Trường Hải 2
Cung Ứng Xi Măng Cho Dự Án Đường Cao Tốc Trên Cao Nhổn- Ga Hà Nội

Cung Ứng Xi Măng Cho Dự Án Đường Cao Tốc Trên Cao Nhổn- Ga Hà Nội

 

Với nhiều năm kinh nghiệm làm trong ngành vật liệu xây dựng Công ty TNHH Trường Hải được đánh  giá là một trong những đơn vị được thị trường và các công ty con

công nhận là một trong những đơn vị phục vụ tốt giá cả cạnh tranh với thị trường.
 

Tuyến 2A: Cát Linh - Hà Đông:

Tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông do Bộ Giao thông Vận tải làm Chủ đầu tư. Tuyến có chiều dài 13.1 km, được khởi công xây dựng vào ngày 10/10/2011[4] và dự kiến hoàn thành công tác xây dựng vào 30.9.2017, đưa vào vận hành thương mại trong Quý I/2018[5].

Tuyến Cát Linh - Hà Đông là tuyến số 3 trong hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội, và là tuyến thứ hai của dự án được đề xuất, sau tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi, trong số 8 tuyến được quy hoạch. Tuyến này được đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc, ký năm 2008.[6].

Vốn:

Vốn của Chính phủ Việt Nam là 133,86 triệu USD. Thêm vào đó là nguồn vốn vay ưu đãi của Trung Quốc 419 triệu USD[7].

Vốn ODA đặt điều kiện các nhà thầu tư vấn, thi công, cung cấp vật liệu thiết bị chủ yếu phải là từ nước tài trợ vốn. Cho nên, theo Bộ trưởng Giao thông Đinh La

Thăng Việt Nam phải mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc cho tuyến đường này. Cũng vì vậy theo ông bộ trưởng, nhà thầu Trung Quốc trong dự án đường sắt “rất kém”

nhưng không thể thay.

Mẫu tàu điện

Vào ngày 20/10/2015, Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội đã cho trưng bày mẫu tàu điện Cát Linh - Hà Đông tại triển lãm Giảng Võ (Ba Đình - Hà Nội).

Theo đó, tuyến 2A: Cát Linh - Hà Đông sẽ có 13 đoàn tàu (52 toa xe) với 4 toa xe/đoàn tàu. Chiều dài đoàn tàu 79 m, chiều cao toa tàu tính từ mặt ray đến đỉnh tàu 3,8 m,

rộng lớn nhất toa tàu 2,8 m, tốc độ tối đa 80 km/giờ, tốc độ khai thác trung bình ≥ 35 km/giờ. Năng lực vận chuyển tối đa khoảng 28.500 hành khách/giờ/hướng.